Hội nghị Thông tin Vô tuyến thế giới (WRC-2012) đã kết thúc vào ngày 17/2 với việc ký kết hành động về sửa đổi các quy định vô tuyến, thỏa thuận quản lý sử dụng tần số vô tuyến và các quỹ đạo vệ tinh
Hơn 3000 đại biểu, đại diện cho 165 trong 193 quốc gia thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã tham dự Hội nghị kéo dài 4 tuần kể từ 23/1, bất chấp thời tiết mùa đông khắc nghiệt đang diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ. Hơn 100 quan sát viên từ 700 thành viên khu vực tư nhân của ITU cùng với các tổ chức quốc tế đã tham dự WRC-12.
Hội nghị được Chủ tịch Tariq Al Awadhi, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất chủ trì cùng với 6 phó chủ tịch: ông Decker Anstrom (Mỹ), Eric Fournier (Pháp), Albert Nalbandian (Armenia), Mahiddine Ouhadj (Algeria), Habeeb Al-Shankiti (Saudi Arabia) và Alan Jamieson (New Zealand).
Sau đây là những tóm tắt nội dung của WRC-12:
Phổ tần cho di động quốc tế (IMT)
Bên cạnh việc sử dụng tần số 790-862 MHz ở các khu vực 1 và 3, WRC-12 đã xem xét việc phân bổ tần số chi tiết hơn cho dịch vụ di động trong đó có Viễn thông di động quốc tế (International Mobile Telecommunications – IMT) để thúc đẩy sự phát triển các ứng dụng băng rộng di động mặt đất ở băng tần 694 – 790 MHz. Vấn đề này đã được đặt ra trong Chương trình nghị sự WRC-15 cùng với việc cần thiết xem xét các phân bổ phổ tần bổ sung cho dịch vụ di động.
Tăng hiệu suất trong việc sử dụng nguồn lực phổ tần/quỹ đạo
Bên cạnh việc làm rõ khái niệm đưa vào sử dụng các phân bổ phổ tần mạng vệ tinh (vệ tinh đã được triển khai và duy trì ở vị trí quỹ đạo đã được thông báo trong 1 thời hạn chín ngày liên tục), WRC-12 cũng đã ủy quyền Văn phòng Thông tin vô tuyến của ITU khởi động hướng dẫn các nước cung cấp thông tin về hoạt động của các vệ tinh. Những thông tin mới, trong đó có thông tin chi tiết hơn về nhân thực tàu vũ trụ được sử dụng cho hoạt động phân bổ tần số cũng như thống nhất thúc đẩy truy nhập dài hạn và phát triển dịch vụ vệ tinh quảng bá (BSS) ở băng tần 21-4-22 GHz ở các khu vực 1 và 3. WRC-12 tăng cường sự phối hợp vệ tinh bằng cách giảm cung phối hợp ở các phần của phổ tần bị nghẽn nhất và thống nhất xem xét khả năng giảm hơn nữa.
Các hoạt động cảnh báo sớm, giảm thiểu và giảm nhẹ thiên tai
Liên quan đến viễn thông khẩn cấp, WRC-12 đã giải quyết việc ứng dụng của các công nghệ mới, như IMT và các hệ thống truyền tải thông minh (ITS) để hỗ trợ hay tăng cường bảo vệ công chúng và các ứng dụng giảm nhẹ thiên tai tiên tiến.
WRC-12 do Bộ phận vô tuyến ITU-R chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu các khía cạnh của thông tin vô tuyến và ICT liên quan đến các hoạt động cảnh báo sớm và giảm nhẹ và giảm thiểu thiên tai và khuyến khích các nước xem xét sử dụng các băng tần đã được xác định khi tiến hành quy hoạch quốc gia cho các mục đích đạt được các băng hoặc dải tần đồng bộ theo khu cho các biện pháp bảo vệ công chúng và giảm nhẹ thiên tai tiên tiến.
Giá trị kinh tế và xã hội của quan sát trái đất được công nhận
WRC-12 đã tập trung vào “Tầm quan trọng của các ứng dụng liên lạc vô tuyến quan sát trái đất” trong việc thu thập và trao đổi dữ liệu quan sát trái đất để duy trì và nâng cao sự chính xác của việc dự báo thời tiết, đóng góp vào việc bảo vệ cuộc sống và gìn giữ đất đai trên toàn thế giới. Hội nghị đã khẳng định lại các ứng dụng quan sát trái đất có giá trị kinh tế và xã hội đáng kể và kêu gọi các cơ quan bảo vệ hệ quan sát trái đất ở các băng tần liên quan.
Dịch vụ vệ tinh khí tượng học cần nhiều độ rộng băng hơn
Các vệ tinh phi địa tĩnh là một phần quan trọng của hệ quan sát toàn cầu dựa trên không gian và WRC-12 đã phân bổ phổ tần bổ sung cho dịch vụ vệ tinh khí tượng học.
Cảm biến thụ động từ xa vệ tinh
WRC-12 đã cập nhật việc sử dụng phổ tần dành cho tương lai của các ứng dụng quan sát trái đất nhờ phát triển các bộ cảm biến thụ động bay trên các vệ tinh khí tượng học và môi trường để giám sát hơi nước và các dòng quang phổ khí oxy, cần thiết cho mây đóng băng và các biện pháp kết tủa và để giám sát bão và các nghiên cứu khí hậu.
Các rada hải dương học nhận được hỗ trợ
WRC-12 đã chấp nhận các cấp bảo vệ can nhiễu thích hợp do rarda hải dương học gây ra. Các rada này hoạt động nhờ sử dụng các sóng-mặt đất lan truyền qua biển để đo lường các điều kiện mặt biển để hỗ trợ cho các hoạt động môi trường, hải dương học, khí tượng, khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và hàng hải và giám sát ô nhiễm bờ biển, quản lý ngư nghiệp, tìm kiếm và cứu hộ, sói mòn biển và chuyển động của đại dương.
Các dịch vụ hàng hải
Các yêu cầu liên lạc hàng hải để hỗ trợ hệ thống an toàn cho tàu bè và bến cảng
WRC-12 đã giải quyết các yêu cầu của liên lạc hàng hải để hỗ trợ các hệ thống an toàn cho các hoạt động của tàu bè và bến cảng. Hội nghị tính đến các điều khoản trong các quy định vô tuyến để cải tiến việc giám sát các hệ thống thông tin tự động của vệ tinh sử dụng các kênh VHF.
Truyền tải các tần số ở băng di động hàng hải VHF
Hội nghị lần này cũng đã xem xét việc sử dụng các công nghệ mới trong dịch vụ hàng hải cần thiết cho “Bảng các tần số truyền tải trong băng di động hàng hải VHF”, xác định đánh số kênh cho việc liên lạc VHF hàng hải dựa trên khoảng trống kênh 25 kHz cũng như ở đâu các công nghệ có thể triển khai.
Các dịch vụ hàng không
WRC-12 quyết định phổ tần cần thiết sẽ có cho việc giới thiệu các ứng dụng và khái niệm trong việc quản lý không lưu có thể hỗ trợ các đường kết nối dữ liệu truyền tải các thông tin an toàn hàng không quan trọng. Các hệ thống này sẽ nâng cao khả năng liên lạc hàng không và cùng với các khả năng lái chính xác hơn – cho phép định tuyến tuyến bay hiệu quả hơn, ít trễ chuyến hơn, trung bình các lần chuyến bay ngắn hơn, các chi phí nhiên liệu thấp hơn và giảm khí thải CO2. ITU-R sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề tương thích giữa dịch vụ phát hình và dịch vụ (tuyến) di động hàng không ở băng 108 - 117.975 MHz có thể xuất hiện do việc giới thiệu các hệ thống quảng bá âm thanh số.
An toàn hàng không
Việc phát triển của ngành hàng không cần đến công suất mở rộng của các kết nối liên lạc di động có thể hoạt động trong tương lai. WRC-12 quyết định thông báo các nước có các mạng dịch vụ vệ tinh di động sẽ điều chỉnh phổ tần cần thiết cho các liên lạc giảm nhẹ, khẩn cấp và an toàn của hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) và cho liên lạc vệ tinh di động hàng không.
Dịch vụ di động hàng không
Các hệ thống dịch vụ di động hàng không rất cần thiết cho liên lạc không lưu và an toàn chuyến bay khác nhau. Một số hệ thống liên lạc, như thông tin giao thông, quảng bá giám sát phụ thuộc sự tự động, và thông tin chuyến bay dễ dàng cho việc tiếp cận thông tin không lưu đến nhiều quản lý không lưu cùng thời điểm, cho phép việc sử dụng hiệu quả hơn không lưu. Việc phân bổ băng tần 960 - 1164 MHz cho dịch vụ di động hàng không được cho là sẽ hỗ trợ giới thiệu các ứng dụng và các khái niệm trong việc quản lý không lưu mà những dữ liệu mở rộng và có thể hỗ trợ các đường kiết nối dữ liệu truyền tải các dữ liệu hàng không an toàn quan trọng.
Di động hàng không để bảo vệ các dịch vụ cơ bản khác ở băng 37 - 38 GHz
Một số quốc gia đã triển khai các bộ thu trạm dịch vụ nghiên cứu không gian ở băng 37−38 GHz để hỗ trợ các công tác gần trái đất và sâu trong không gian. WRC-12 quyết định loại trừ thành phần hàng không của bộ dịch vụ di động này để đảm bảo bảo vệ thích hợp cho các dịch vụ di động và nghiên cứu không gian hiện nay và theo kế hoạch.
Giám sát không lưu
WRC đã giải quyết việc khan hiếm phổ tần cho giám sát không lưu và theo dõi khai trương và thao diễn máy bay và là một sự phân bổ bổ sung ở băng tần 154-156 MHz cho dịch vụ phân bổ vô tuyến ở một số quốc gia.
(Nguồn: ITU)